PHÒNG GD-ĐT THÁP MƯỜI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HÒA 1 | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 90/KH-MH1 | Mỹ Hòa, ngày 06 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
Truyền thông về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017 – 2020
Căn cứ kế hoạch số 752/KH-PGDĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười (GDĐT) về việc truyền thông về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017 – 2020.
Căn cứ hướng dẫn công tác truyền thông của Phòng GDĐT Tháp Mười;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường TH Mỹ Hòa 1 xây dựng Kế hoạch truyền thông về giáo dục giai đoạn 2017 – 2020 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mục đích
– Nâng cao nhận thức, làm rõ chủ trương, chính sách cũng như những chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo để xã hội hiểu đúng, ủng hộ và chia sẻ với các hoạt động của ngành GD&ĐT.
– Tạo sự đồng thuận của xã hội, các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương, của phụ huynh học sinh trong việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Phòng GDĐT Tháp Mười về công tác truyền thông giáo dục của nhà trường.
Kịp thời giới thiệu và tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình, tiên tiến; những giải pháp đột phá, những mô hình mới, cách làm linh hoạt, sáng tạo của các bộ phận trực thuộc.
- Yêu cầu
– Nội dung giáo dục truyền thông phản ánh đúng, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT.
– Công khai thông tin trên website về các sự kiện trước, trong và sau khi tổ chức chuỗi hoạt động. Đảm bảo 100% các văn bản chỉ đạo, kế hoạch được công khai trên website, thư điện tử của ngành.
– Cập nhật và giải quyết nhanh chóng các vấn đề “nóng” trong dư luận xã hội, có giải pháp định hướng dư luận kịp thời, tạo sự đồng thuận cao của các cấp các ngành, của nhân dân trên địa bàn.
– Không sử dụng hòm thư cá nhân trong hoạt động chỉ đạo và điều hành các nhiệm vụ của nhà trường.
II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG TRỌNG TÂM
- Nhiệm vụ của nhà trường
Việc triển khai các mô hình giáo dục mới phù hợp với thực tế của địa phương, của trường. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dạy học ngoại ngữ ở trường. Công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh tiểu học. Duy trì và nâng cao kết quả PCGD tiểu học. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong nhà trường.
Việc triển khai Nghị quyết số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”.
Kết quả đổi mới tổ chức và quản lý các hoạch động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; quá trình thực hiện và kết quả trong quá trình dạy học theo phát triển năng lực học sinh.
- Công tác dạy và học
– Tập trung truyền thông các nhiệm vụ trọng tâm:
+ Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục.
+ Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 22/2016/BGD&ĐT.
+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
+ Thực hiện tốt công tác truyền thông y tế học đường, các hoạt động ngoại khóa.
+ Tổ chức tốt các cuộc thi giao lưu dành cho giáo viên và học sinh.
+ Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới .
– Chú trọng đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
- Công tác tài chính, cơ sở vật chất
– Công khai công tác thu chi, công tác tài chính, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh.
– Công tác cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy và học, thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới
- Công tác tổ chức cán bộ
– Công tác đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên, đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; quản lý tinh giản biên chế tổ chức bộ máy, cơ cấu vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các trường học; chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
– Tuyên truyền công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật; nâng cao chất lượng giáo dục thể chất theo định hướng phát triển toàn diện đức-trí-thể-mĩ; xây dựng trường học an toàn, thân thiện; truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, bạo lực học đường, bảo hiểm y tế, an toàn thực phẩm, bữa ăn học đường.
- Thực hiện đề án phát triển giáo dục
– Tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả Đề án phát triển giáo dục huyện Tháp Mười giai đoạn 2016 – 2020.
- Công tác tuyển sinh
– Truyền thông tổ chức tốt công tác tuyển sinh học sinh đầu cấp.
- Công tác kiểm tra nội bộ
– Thực hiện nhiệm vụ kỷ cương hành chính trong trường học; giáo viên chấp hành chủ trương chính sách, chấp hành chỉ đạo của cơ quan quản ký nhà nước các cấp.
- Công tác thi đua, khen thưởng
– Việc phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua trong đơn vị.
– Giới thiệu và tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình, tiến tiến; những giải pháp đột phá, những mô hình mới, cách làm linh hoạt, sáng tạo.
- Cải cách hành chính và sự hài lòng của người dân đối với nhà trường
Tuyên truyền chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Hiệu quả đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục … để người dân hiểu và đánh giá đúng sự hài lòng về chất lượng giáo dục của trường.
- Các nội dung khác
Từng thời điểm cụ thể, căn cứ vào sự chỉ đạo của Phòng GDĐT; nhiệm vụ chính trị trọng tâm của trường. Nhà trường sẽ có nội dung truyền thông phù hợp.
III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
- Công tác kiểm tra
Nhà trường sẽ kiểm tra việc thực hiện của các bộ phận trực thuộc bằng các hình thức phù hợp (kiểm tra chuyên đề; lồng ghép với các đợt kiểm tra chuyên đề trong năm học)
- Đánh giá, xếp loại
Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác truyền thông của trường có tiêu chí riêng từng bộ phận.
Kết quả thực hiện công tác truyền thông được đưa vào tiêu chí thi đua năm học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Công tác chỉ đạo:
Hiệu Trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác truyền thông của trường. Các Phó hiệu trưởng tùy theo lĩnh vực công tác được Hiệu trưởng phân công, chỉ đạo việc truyền thông các nội dung có liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Phân công phó hiệu trưởng CSVC, phong trào làm cán bộ đầu mối công tác truyền thông.
2.Thành lập Ban truyền thông
Trưởng ban: | Đ/c Trần Minh Tâm | Phụ trách chung |
Phó ban: | Đ/c Cao Thị Hồng Điệp | Duyệt nội dung bộ phận được phân công phụ trách |
Phó ban: | Đ/c Nguyễn Huỳnh Hoa Tiên | Duyệt nội dung bộ phận được phân công phụ trách |
Thư ký: | Đ/c Nguyễn Duy Hiếu | – Tổng hợp bài đã duyệt, báo cáo |
Phụ trách trang Web | Đ/c Nguyễn Văn Phường | – Đăng bài đã duyệt |
Thành viên: | ||
Đ/c Võ Thị Ngọc Duyên | Viết bài về Đoàn-Đội | |
Đ/c Nguyễn Thị Thanh Tuyền | Viết bài về CĐ- Tổ 3 | |
Đ/c Nguyễn Thị Kiều Oanh | Viết bài về Tổ 1 | |
Đ/c Đinh Thị Diễm Huyền | Viết bài về Tổ 2 | |
Đ/c Đàm Thị Ngần | Viết bài về Tổ 4 | |
Đ/c Nguyễn Văn Dũng | Viết bài về Tổ 5 |
2 Phân công nhiệm vụ
2.1. Ban truyền thông:
– Xây dựng kế hoạch truyền thông
– Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
– Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về công tác truyền thông cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong nhà trường.
– Phối hợp với toàn thể GV, NV trong tổ mình rà soát, Biên tập, duyệt tin bài, đưa các tin bài theo nội dung phù hợp.
– Rà soát, chỉ đạo, kiểm tra phần mềm đánh giá học sinh và bảng tổng hợp điện tử.
2.2.Giáo viên, nhân viên:
– Tuyên truyền các nội dung trên cho các em học sinh trong lớp vào các giờ sinh hoạt lớp, HĐNGCK; tuyên truyền tới CMHS địa chỉ website để CMHS cập nhật, chia sẻ thông tin, tạo sự đồng thuận trong CMHS.
– Đánh giá đúng học sinh trên phần mềm đánh giá học sinh và học bạ điện tử.
– Phối hợp viết bài, đưa các tin bài kịp thời, phản ánh nội dung giảng dạy và học tập hàng ngày các hoạt động trong nhà trường.
2.3. Phân công số lượng bài viết và đưa tin bài lên website:
* Viết bài:
Định kỳ ít nhất 2 tin/ tháng:
– Tuần 1,3 của tháng: tổ 1,4, tổng phụ trách.
– Tuần 2,4: Tổ 2,3,5; y tế.
* Nội dung:
+ Công tác chuyên môn: 1 tin/tháng
+ Công tác chủ nhiệm: 1 tin/tháng
+ Công tác y tế học đường: 1 tin/tháng
+ Công tác Đoàn, Đội: 1 tin/tháng
+ Công tác chi Đoàn: 1 tin/tháng
+ Công tác công đoàn: 1 tin/tháng
* Thư ký Ban truyền thông: Tổng hợp tin bài và đăng trên website, in, phát tài liệu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh sau khi được trưởng ban phê duyệt.
- Ban giám hiệu.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế đơn vị:
3.1. Xây dựng kế hoạch truyền thông giai đoạn 2017 – 2020 và tổ chức triển khai thực hiện.
3.2. Phân công Bà Cao Thị Hồng Điệp, phó hiệu trưởng – Phụ trách công tác truyền thông.
3.3. Báo cáo tình hình thực hiện công tác truyền thông 02 lần/năm học
Thời điểm: Cuối học kỳ I và cuối năm học
Hình thức: Không báo cáo riêng, lồng ghép vào báo cáo học kỳ và tổng kết.
Trên đây là kế hoạch truyền thông về GDĐT của trường Tiểu học Mỹ Hòa 1 giai đoạn 2017 – 2020, yêu cầu các bộ phận trực thuộc nghiêm túc thực hiện./.
Nguồn: Trần Minh Tâm Đăng: Nguyễn Văn Phường